Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Truyện ngắn của Hồ Anh Thái: Chỗ ngồi
Sinh viên đi với nhau cùng một chuyến tàu thì bao giờ cũng vui. Hội đồng Quan hệ văn hóa của Ấn Độ, cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, thường tổ chức những chuyến du ngoạn như vậy cho sinh viên nước ngoài.

Minh họa: RABEE



Bà chuyên viên của hội đồng dẫn đoàn đi. Hơn ba chục sinh viên nước ngoài, da trắng đen nâu vàng đủ cả. Từ New Delhi miền Bắc xuống Bombay miền Đông Nam, đi tàu hỏa, 1.400km.



Bà chuyên viên hội đồng ngồi cùng ghế với một cô Iran, một cô người Ý. Tôi ngồi ghế đối diện cùng một thằng Nam Phi, một thằng Ai Cập.



Thằng Ai Cập thích cô Iran nên chốc chốc nó lại liếm môi cho môi bóng nhẫy, đỏ chót. Giọng tiếng Anh của nó cao vút như chim hót. Tay nó cầm mấy tờ giấy xộc xệch, thỉnh thoảng liếc vào đấy rồi lại quay ra nói chuyện với cô Iran.



Cô Iran hỏi: Cậu đọc cái gì đấy?



Nó bảo: My topic, đề cương ôn thi của tớ, tớ đi chuyến này về là thi.



My topic. My topic. Giọng nó tiếp tục véo von. Nó đứng lên chạy qua chạy lại, mua trà cho nó và cô Iran uống. Thừa lúc nó đi khuất, cô Iran tủm tỉm cười: Điệu quá! Nó quay lại với hai cốc trà sữa, ngồi xuống một lúc thì bắt đầu ngó xuống gầm ghế tìm kiếm.



Tìm gì? My topic. Cuối cùng nó nhấc thằng Nam Phi đứng lên. Hóa ra thằng Nam Phi đã ngồi lên mấy tờ giấy của nó nãy giờ. Oh, my topic! Nó rú lên, giọng vẫn cao vút.



Chuyến tàu xuống Bombay thế là vui. Ở Bombay ba ngày rồi đi tiếp xuống Goa, lần này đi xe khách xuyên đêm, 609km. Chuyện trò râm ran tíu tít. Hết chuyện trò thì quay ra hát, đồng ca. Bài hát đang thịnh từ bộ phim tài tử Aamir Khan lần đầu tiên xuất hiện và chỉ sau một đêm thành sao sáng chói.



Papa kahate he bala nam karega



Beta hamara esa kam karega



"Cha bảo hãy làm nên tên tuổi lớn / Con trai chúng mình như thế này phải làm việc lớn". Hơn ba chục đứa sinh viên nước ngoài thuộc bài hát tiếng Hindi này.



Bởi phim chiếu cả tháng trời ở rạp, người xếp hàng từ sáng đến đêm để vào xem "chàng trai của mọi nhà" gương mặt baby ngây thơ. Đài phát thanh suốt ngày phát mấy bài hát trong phim. Người Ấn thuộc lòng. Bọn ngoại quốc này cũng thuộc lòng.



Đang vui. Xe ra ngoại vi Bombay thì dừng mấy phút. Bà chuyên viên hội đồng chạy xuống đón lên một thanh niên độ tuổi năm cuối phổ thông. Anh ta niềm nở cao giọng: Good evening, everybody. Xin chào mọi người! Tất cả vui vẻ chào lại. Bà chuyên viên tươi cười giới thiệu: Cháu trai tôi đấy, con trai của bà chị tôi!



Bà đưa mắt nhìn sang hàng ghế bên cạnh. Hàng trên, thằng Ai Cập ngồi cạnh cô Iran. Hàng dưới, tôi ngồi bên cửa sổ, thằng Nam Phi ngồi cạnh lối đi. Chỗ của thằng Nam Phi chỉ cách lối đi là sang đến chỗ bà ngồi.



Bà chiếu tướng vào thằng Nam Phi, ra lệnh: Mày đứng lên!



Thằng Nam Phi sửng sốt: Gì cơ, thưa Madam?



Bà chuyên viên thản nhiên: Mày lên trên kia mà ngồi, để cháu tao ngồi đây!



Thằng Nam Phi lắc đầu: Không đâu, thưa Madam!



Cả xe nín thở. Không ai có thể tưởng tượng nổi mọi sự lại xoay ra như thế này.



Tao bảo mày đi!



Tôi không đi!



Xe bắt đầu chuyển bánh. Cũng có thể lái xe muốn bằng cách ấy để mọi sự được dàn xếp cho nhanh. Bà chuyên viên đang đứng bị quán tính dúi nhẹ một cái. Bà đành chỉ đứa cháu lên ngồi phía trên cách ba hàng ghế, rồi bà ngồi xuống chỗ của mình.



Bà và thằng Nam Phi cách nhau một lối đi ở giữa, cái lối đi bây giờ đã trở thành giới tuyến phân chia hai thế lực đối địch. Đối địch chỉ là bà và thằng kia, chứ Ấn Độ luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của ông Mandela ở Nam Phi.



Xe đi được ba tiếng thì dừng ở một trạm nghỉ. Mọi người xuống xe, vào uống trà, cà phê, nước ngọt. Thằng Nam Phi ra ngồi với mấy thằng Namibia, Angola, Kenya. Chẳng biết chúng nó nói gì với nhau. Bà chuyên viên và thằng cháu ngồi riêng một bàn.



Mấy đứa chúng tôi ngồi góc khác, bắt đầu bình phẩm râm ran. Cô người Ý cho rằng anh bạn Nam Phi nên chủ động nhường ghế khi thấy cậu kia lên xe, dù thế nào cũng nên để cho dì cháu người ta ngồi cạnh nhau.



Cô Thụy Điển và Iran thì bảo bất cứ ai cũng có thể nhường ghế, nhưng thái độ của bà chuyên viên quá hách dịch và trịch thượng. Đúng rồi, đúng rồi, thằng Ai Cập nghe cô Iran nói thế thì lập tức hót theo.



Trên xe, tôi đã ngồi cạnh thằng Nam Phi. Phía bên kia cô Thụy Điển ngồi cạnh bà chuyên viên. Thực ra cô Thụy Điển và tôi hoàn toàn có thể nhường ghế cho cháu bà, chúng tôi luôn sẵn sàng và đã nhấp nhổm đứng dậy, nhưng bà đã chiếu tướng thẳng vào thằng Nam Phi.



Cô người Pháp, cô người Ý và mấy người khác thì cho rằng anh bạn Nam Phi cũng cứng nhắc. Một cử chỉ nhường nhịn lịch sự là rất cần ở bất cứ đâu.



Mọi người lờ mờ nhận ra một điều, nhưng không ai nói ra. Vào cái năm 1989 ấy, bên Nam Phi đang có cuộc đấu tranh chống chế độ Aparthied phân biệt chủng tộc. Cuộc đấu tranh kéo dài đã mấy chục năm, được các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới ủng hộ.



Cuộc đấu tranh ấy sắp thành tựu và ông Nelson Mandela sẽ được ra tù vào năm 1990. Ở Nam Phi có nhiều công sở, rạp phim, quán ăn cấm chó và người da đen. Ở Nam Phi có nhiều chuyến xe và ghế ngồi công viên cấm người da đen.



Nhưng Ấn Độ là nước có nền cộng hòa dân chủ sớm nhất và lớn nhất châu Á. Ấn Độ ủng hộ nhiệt tình cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của Nam Phi.



Ở Ấn Độ, không ai có quyền tranh giành chỗ ngồi của ai. Chắc đấy là cái lý của cậu Nam Phi.



Hết ba mươi phút nghỉ, mọi người quay lại lên xe, đã thấy bà chuyên viên bắt đứa cháu ngồi vào chỗ của thằng Nam Phi. Thằng Nam Phi đến đòi ghế, đứa cháu định đứng lên, nhưng bà chuyên viên ấn nó ngồi xuống. Xe đã chạy, thằng Nam Phi đứng một lúc, rồi đành bỏ đi ngồi vào một ghế trống.



Ba tiếng sau, xe lại dừng ở một trạm nghỉ. Đã bốn giờ sáng. Hầu như mọi người đều lờ đờ vì ngủ chập chờn mấy tiếng trên xe. Nhưng xuống uống cà phê, trà sữa xong thì đều tỉnh trở lại, lại chia thành mấy nhóm quan điểm.



Bà chuyên viên thế là cố chấp và hiếu thắng. Trước đó thì bà trịch thượng hách dịch. Cậu Nam Phi thực ra cũng đầy mặc cảm, cậu không nên bê nguyên tinh thần đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi sang áp dụng ở đất nước Ấn Độ dân chủ.



Nào có ai đặt vấn đề phân biệt màu da ở đây (nói cho chính xác, người Ấn với nhau thì người ta vẫn thích người màu da sáng hơn). Cô Iran bây giờ mới nói cô không chịu được cường quyền ở đất nước mình nên cô đã bỏ sang lưu vong ở Ấn Độ nên bây giờ cô cũng không chịu nổi sự cường quyền của bà chuyên viên.



Cô gợi ý mọi người nên ký chung vào một lá thư phản ảnh thái độ của bà, gửi về Hội đồng Quan hệ văn hóa ICCR (Indian Council for Cultural Relations).



Đúng rồi, đúng rồi! - thằng Ai Cập lại hót theo, véo von.



Nghỉ xong, trở lại xe. Thằng Nam Phi đã lên từ trước, ngồi đúng vào chỗ ban đầu của nó. Thằng cháu bà chuyên viên lên sau thấy vậy, lại phải bỏ đi tìm chỗ khác để ngồi. Xe chạy. Bà chuyên viên quay sang thằng Nam Phi, cao giọng: Tao hỏi tên mày là gì?



Bà hỏi tên tôi làm gì? - thằng Nam Phi cứng cỏi.



Bà chuyên viên giở danh sách đoàn ra, nhưng tất nhiên, bà không biết tên thằng Nam Phi thì cũng không tra được xem nó ở trường nào. Đoàn có hơn ba chục đứa, từ hơn chục trường khác nhau. Bà bảo, ba tiếng nữa đến nơi, tao sẽ gửi mày trở lại Delhi.



Bà đi quá xa rồi đấy! - thằng Nam Phi nói.



Không xa đâu! - Bà chuyên viên bảo - Vẫn trong quyền hạn của tao.



Bảy giờ ba mươi lăm phút. chúng tôi đến Goa, vào khách sạn nhận phòng, được một tiếng tắm rửa vệ sinh, rồi kéo nhau đi luôn. Thăm nhà thờ cổ có lăng mộ ba tầng bằng cẩm thạch của vị thánh dòng Tên, Francis Xavier, bên trong có một chiếc tiểu bằng bạc lưu giữ một phần di hài của ngài.



Thăm nhà thờ St. Francis of Assisi, bảo tàng tượng sáp các danh nhân, bảo tàng nghệ thuật Thiên Chúa giáo. Chỉ riêng mấy chục nhà thờ bề thế cũng đã không thể đi hết.



Goa là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong khi hầu khắp tiểu lục địa Ấn Độ là thuộc địa của Anh. Năm 1947, Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ, cả nước được giải phóng, chỉ riêng thực dân Bồ Đào Nha vẫn ở lại, chiếm đóng Goa mãi đến năm 1961 mới chịu đi.



Họ là kẻ thực dân đầu tiên đến Ấn Độ năm 1498, cũng là kẻ thực dân cuối cùng rút khỏi Ấn Độ. Goa bây giờ tràn đầy không khí Bồ Đào Nha. Kiến trúc nhà thờ, pháo đài, khu dân cư của xứ Bồ. Chiếc mũ nan rộng vành và cây guitar xứ Bồ. Mỹ thuật và âm nhạc phảng phất hồn Bồ.



Cả bọn đi rạc cẳng, quên luôn trận cãi nhau trên chuyến xe đêm, quên luôn một đêm mất ngủ trên xe. Chiều tối lên một chiếc tàu thủy đi dọc bờ vịnh.



Nhạc công mũ nan rộng vành ôm guitar hát những bài dân ca Bồ và Goa. Vũ công không quấn sari Ấn Độ mà váy hoa sặc sỡ như những nàng Carmen nhảy múa cuồng dại. Bọn sinh viên đa chủng tộc cũng xông vào nhảy múa, boong tàu rung sầm sập.



Ba ngày ở Goa đầy tràn cảm xúc. Như không phải là lãnh thổ Ấn Độ mà lạc sang một xứ khác, xứ Bồ Đào Nha. Đến món ăn cũng đầy hương vị Bồ. Đồ lưu niệm cũng lai Ấn với Bồ. Lúc lên xe về lại Bombay, lưu luyến như thể chia tay xứ Bồ để quay về Ấn Độ.



Mấy ngày ở Goa, phái chủ trương gửi thư phản ảnh thái độ của bà chuyên viên đã từ bỏ chủ trương. Cánh ôn hòa thuyết phục họ rằng dù gì đi nữa, bà ấy cũng là người chu đáo và nỗ lực rất nhiều để chuyến đi thành công.



Cô Iran còn vớt vát thêm một câu rằng bà có thể là người tốt, nhưng thái độ thô và cứng. Gã Ai Cập lập tức họa theo, đúng rồi, đúng rồi, véo von. Chẳng ai nhịn được cười.



Trên chuyến xe từ Goa trở về Bombay, cậu Nam Phi chủ động ngồi chỗ khác, không đòi lại cái ghế ban đầu nữa. Về đến ngoại vi Bombay, cháu của bà chuyên viên xuống. Anh ta xách túi, đứng ở cửa xe, vẫy tay chào: Goodbye everybody. Chào mọi người! Mọi người!



Xe đưa cả đoàn thẳng ra ga tàu hỏa. Lại 1.400km quay về thủ đô. Về đến New Delhi, tàu đang vào ga, thằng Ai Cập lại ngó nghiêng tìm kiếm. Tìm gì? Đề cương ôn thi của tao. Trong balô, không thấy. Dưới gầm ghế, không thấy.



Bà chuyên viên hỏi tôi về đâu. Tôi bảo sẽ ra bến xe buýt đi về ký túc xá ở Saket, phía nam thành phố. Bà bảo ra bến xe ấy cũng phải hai cây số, lên xe taxi với tao, tao đưa đi. Tôi từ chối. Nhưng bà ép tôi đi bằng được, vẫn là cái giọng ra lệnh ấy.



Tàu dừng, mọi người lục tục đứng dậy. Oh, my topic! - thằng Ai Cập rú lên. Mấy tờ giấy nằm ngay trên chiếc ghế đối diện. Thì ra nãy giờ đám giấy đã bị bà chuyên viên ngồi lên.



Tôi bị bà chuyên viên kéo đi theo ra xe taxi. Bà đã đuổi thằng Nam Phi ra khỏi ghế ngồi của nó. Ai cũng thấy. Sao bây giờ bà chẳng cho ai đi nhờ xe mà lại cho tôi đi. Bà ưu ái tôi. Trước mặt cả mấy chục đứa sinh viên ngoại quốc. Tôi chui vào xe cùng với bà mà chỉ nghĩ đến ánh mắt của mấy chục đứa kia đang nhìn theo.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    CON AC MONG MY (4) (11-04-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (3) (31-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (2) (20-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (13-03-2019)
    DONALD TRUMP  (01-03-2019)
    Nỗi buồn chiến tranh hay phía tây không có gì lạ (03-11-2018)
    Tôn trọng khác biệt làm nên hạnh phúc (20-10-2018)
    Từ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đến Chuyện tình Lan và Điệp (06-10-2018)
    Homo Deus: Tương lai có thuộc về loài người? (04-10-2018)
    Tiểu thuyết nổi tiếng với tựa một chữ “V.” ra mắt độc giả Việt Nam (25-09-2018)
    Những điều Cha Mẹ có thể học được từ "Giết con chim Nhại" (22-09-2018)
    THẾ GIỚI CỔ TÍCH U SẦU ĐẸP ĐẼ CỦA OSCAR WILDE (16-09-2018)
    TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN (03-09-2018)
    HENRYK SIENKIEWICZ-NHÀ VĂN LỚN CỦA BA LAN VÀ THẾ GIỚI (30-08-2018)
    Vào Thu - Nhớ Về Chị (23-10-2017)
    Như Cỏ Xót Xa Đưa (14-09-2017)
    Cảo thơm lần giở: Rabelais nghĩ gì? (19-08-2017)
    Trở lại Paris (02-06-2017)
    Có một làng người Việt trên đất Ba Lan (30-05-2017)
    Giữ trọn lời thề cỏ may (16-04-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152865998.